MỚI CẬP NHẬT

Review Biệt động Sài Gòn, phim kinh điển kỷ lục điện ảnh VN

Biệt động Sài Gòn là một phim điện ảnh đầu tiên và duy nhất tái hiện lại những sự kiện nổi bật trong quá trình diễn ra cuộc đấu tranh của Việt Nam.

Biệt động sài gòn là một trong những bộ phim kinh điển gắn liền với tên tuổi của đọa đạo diễn Long Vân. Bộ phim được xem là thành công lớn sáng chói trong điện ảnh cách mạng Việt Nam và là bộ phim điện ảnh đầu tiên của Việt Nam tái hiện tại những sự kiện nổi bật về sự biến đổi của thành phố Sài Thành trong suốt quá trình chiến tranh của Việt Nam. Sau đây hãy cùng kephimonline review tóm tắt nội dung và đưa ra những đánh giá về bộ phim này nhé!

Nguồn gốc tên phim Biệt Động Sài Gòn

Thời gian ban đầu, bộ phim được đạo diễn đặt tên là Thiên thần ra trận nhưng bí thư thành ủy Hồ Chí Minh lúc bấy giờ là Nguyễn Văn Linh đã theo dõi đứa ra ý kiến của mình đổi tên tác phẩm thành Biệt động Sài Gòn.

Theo như lời của cố tổng bí thư thì ông nghĩ những thiên thần chưa chắc đã ra trận lập nhiều chiến công to lớn hiển hách như chiến sĩ của chúng ta thời lúc bấy giờ. Đồng thời tên của tác phẩm như đang diễn tả lại sự chân thật về những sự kiện thực tế của tác phẩm đang diễn ra. Sau khi nghe được lời đóng góp ý kiến quá hợp lý của bí thư, ngay lập tập cố đạo diễn Long Vân đã đổi tên tác phẩm của mình sau khi tập 1 phát hành.

Tóm tắt nội dung phim Biệt động Sài Gòn

Biệt động Sài Gòn kéo dài 4 tập: Điểm hẹn, Tĩnh lặng, Cơn giông, Trả lại tên cho em do Lê Phương và Nguyễn Thanh đảm nhận viết kịch bản. Bộ phim bấm máy từ năm 1982 và kéo dài trong suốt 4 năm.

Nội dung phim mô tả lại những trận chiến đấu ngập tràn lửa bom, thuốc súng và khói lửa. Ngoài ra, chúng ta sẽ còn được thưởng thức những cuộc đấu trí cực căng thẳng gây gắt của các chiến sĩ. Chiến tranh để lại nhiều sự thương vong mất mát rất lớn.

Tư lệnh trưởng Biệt động Sài Gòn - Tư Chung, người bạn đồng đội Ngọc Mai đã đóng giả thành cặp vợ chồng tư bản giàu có. Cuộc sống hằng ngày của họ phải đối mặt với những kẻ thù, liên tục với đối mặt với nhiều tình huống vô cùng éo le và nan giải.

Để che mắt kẻ thù địch, Huyền trang - một chiến sĩ đã phải cải trang thành ni cô. Ngoài ra còn rất nhiều đồng đội mưu trí và gan dạ sẵn sàng hy sinh chiến đấu như Sáu Tâm, Năm Hòa, em bé bán báo giao liên, bà má hậu phương… Mỗi con người tuy nhỏ bé nhưng lại mang trên vai một trọng trách sức mệnh vô cùng to lớn. Họ chính là những con người thầm lặng, đảm nhận nhiều vai trò khác nhau để tạo nên một sức mạnh quân dân hùng hậu và lớn mạnh.

Những chiến sĩ trong lòng thành phố

Dù chỉ vỏn vẹn bốn tập phim, tác phẩm vẫn để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả với nhiều cảnh tình huống vô cùng sâu đậm. Cảnh tượng tra tấn ni cô Huyền Trang do nghệ sĩ ưu tú Thanh Loan đã diễn một cách chân thật, mỗi thước phim đều là được mô tả chân thật chất từ những chiến sĩ cách mạng bị giam cầm ở nhà tù Côn Đảo.

Cảnh cô sáu Tâm nhảy cầu do Thương Tín đảm nhận vô cùng nguy hiểm, theo như lời của vị đạo diễn Long Vân thì dưới sông giăng rất nhiều thuốc nổ do vậy mỗi lần nhảy xuống sẽ có người ở dưới giật dậy cho thuốc nổ bắn tung nước lên để hình dung rõ về đạn của địch.

Không những vậy, đạo diễn đã phải ra sức thuyết phục để mời cô gái duy nhất của mình là diễn viên nhí Vân Dung đảm nhận vai bé bán báo. Cô bé diễn vô cùng tốt, hình ảnh tra tấn bằng cách thả rắn độc đã khiến cho nhiều người xem vô cùng ám ảnh.

Cảnh tra tấn bằng rắn độc khiến người xem ám ảnh

Để đảm bảo sự an toàn, ông đã thuê 20 con rắn từ một cửa hàng chuyên bán rắn và mời cả nhân viên để đóng vai người tra tấn. Mong muốn tạo ra những thước phim chân thực nhất, ông đã che giấu chuyện những con rắn đã bị nhổ hết răng và cắt nọc độc để cho diễn viên Vân Dung khóc thét và kinh hoàng theo đúng tâm lý cảnh phim nhất.

Tinh thần dũng cảm, mưu trí tài ba

Nội dung phim được đặt trong bối cảnh chiến tranh, do vậy Biệt động Sài Gòn không thể thiếu đi sự truyền tải nhẹ nhàng và thú vị về tình cảm đồng đội, quân nhân. Ngoài ra đạo diễn còn thể hiện những thước phim về sự lãng mạn và tình yêu của các đồng đội. Tình cảm giàu cảm xúc chứa nhiều nước mắt của các cặp đôi: Ngọc Mai- Tư Chung - Huyền Trang, Ngọc Lan - Sáu Tâm

Tình cảm lãng mạn lứa đôi chứa nhiều nước mắt

Sự thành công vang dội của bộ phim không dừng lại ở những cuộc tấn công chiến đấu của các chiến sĩ quân đội mà còn là sự biến đổi về thời chiến sang thời bình. Những chàng trai, chiến sĩ không chỉ chiến đầu vì nhiệm vụ mà còn là tình yêu sẵn sàng hy sinh tất cả vì tất đất nước. Họ có thể bỏ quên lợi ích cá nhân, hy sinh tình cảm lứa đôi để thực hiện sứ mệnh cao cả bảo vệ tổ quốc.

Biệt động Sài Gòn “đứa con tinh thần” đặc biệt đạo diễn Long Vân

Dù sở hữu trong tay nhiều tác phẩm điện ảnh thành công nổi tiếng lớn, đạo diễn nổi tiếng tài hoa Long Vân vẫn khẳng định rằng Biệt động Sài Gòn là đứa con tinh thần vô cùng đặc biệt trong sự nghiệp hành nghề của ông.

Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã đã chia sẻ với phóng viên Dân trí về quá trình viết kịch bản của tác phẩm không được diễn ra liên tục. Sau khi phát hành công chiếu tập 2, tác phẩm đã nhận được nhiều sự đón nhận trở thành bộ phim điện ảnh ăn khách nhất lúc bấy giờ. Do vậy cục điện ảnh đã liên hệ phát lệnh làm tiếp tập 3 và tập 4 của bộ phim. Tuy không diễn ra liên tục nhưng kết cấu nội dung của bộ phim diễn ra vô cùng liền mạch, chặt chẽ và logic. Biên kịch Lê Phương, Thanh Nhã và đạo diễn Long Vân đã cùng nhau rà soát kiểm tra chặt chẽ từng nội dung tình huống.

Tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao

Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã từng chia sẻ: “ Tôi còn nhớ, hai ông kể chuyện làm sao để diễn viên Thương Tín rời khỏi phim từ cuối tập 2 vì khi ấy nhân vật của Thương Tín đang gây ấn tượng mạnh. Để nhân vật này biến mất khỏi câu chuyện thì cần một tình huống thuyết phục, vậy là hai ông đã thống nhất để nhân vật của Thương Tín bị lộ, rồi hy sinh ở cầu Bình Lợi.

Để có tình huống này, hai ông đã lật đi lật lại các tình tiết, cài cắm lại các phân đoạn đã quay, và dẫn câu chuyện đến việc hy sinh ấy hợp lý đến mức nhiều khán giả xem đã khóc vì thương tiếc nhân vật.”

Thời điểm phát hành công chiếu Biệt động Sài Gòn, bộ phim đã gây nên một cơn sốt vô cùng lớn trở thành một hiện tượng phòng vé lớn lập kỷ luật người xem vô cùng cao. Cảnh tượng khán giả xếp thành hàng dài để mua vé xem phim ở các rạp chiếu đã để lại một ấn tượng sâu đậm chưa từng có trong lịch sử điện ảnh cách mạng Việt Nam.

Bộ phim trường tồn mãi với thời gian

Bà Trịnh Thanh Nhã tiếp tục chia sẽ: “Những đại cảnh chiến đấu ở Đại sứ quán Mỹ, hay chiến lũy trước hãng sơn Đông Á rất thật. Cuộc càn quét của Mỹ vào Củ Chi cũng vậy. Chân dung nhân vật được chuẩn bị kỹ lưỡng, các diễn viên được lựa chọn chính xác, ai cũng có số phận, tính cách riêng không thể trộn lẫn.

Sự lựa chọn chính xác những diễn viên cho vai Tư Chung, Ngọc Mai, hay ni cô Huyền Trang đều đã giúp cho dàn diễn viên trong phim để lại dấu ấn trong lòng khán giả. Sau này, chỉ cần thấy họ là công chúng gọi tên nhân vật trong phim một cách hân hoan.”

Biệt động Sài Gòn tốn nhiều tâm huyết nhất của đạo diễn Long Vân

Để xây dựng một bộ phim thành công lớn, đạo diễn Long Vân đã bỏ ra tâm huyết tâm chút vô cùng kỹ càng từ khâu lựa chọn diễn viên, nghiên cứu kịch bản. Thời gian đầu, đạo diễn vốn định giao cho Chánh Tín - người đang nổi tiếng lúc bấy giờ đảm nhận vai Tư Chung nhưng sau một thời gian suy xét thì không đã thay đổi ý định. Bởi ông không muốn dùng gương mặt quen thuộc, vì thế đạo diễn đã lựa chọn nam diễn viên kịch nói Quang Thái ( Người từng tham gia Nơi gặp gỡ tình yêu do chính ông làm đạo diễn). Đạo diễn Long Vân chia sẻ: "Khi quay được nửa tập, xem lại, tôi thấy mình đã quyết định vô cùng đúng đắn. Chánh Tín đẹp trai thật nhưng nhìn kỹ thì thấy chất tư sản hào hoa nhiều hơn. Ở Quang Thái, hình ảnh người chiến sĩ biệt động hiện lên vừa rất đẹp vừa gần gũi".

Dàn diễn viên Biệt động Sài Gòn

Vai ni cô Huyền Trang, đạo diễn vốn muốn mời Như Huỳnh nhưng nữ diễn viên đã từ chối vì bà đang mang bầu. Sau đó họa sĩ Trịnh Thái của đoàn phim đã giới thiệu đề xuất cho đạo diễn về Thanh Loan.

Trong suốt quá trình làm phim, đạo diễn Long Vân và biên kịch Lê Phương đã xảy ra nhiều lần tranh cãi mâu thuẫn về việc chỉnh sửa các tình tiết phim. Theo như kịch bản gốc ban đầu thì nhân vật Sáu Tâm sẽ sống đến cuối phim nhưng nhiều trong đoàn cho rằng như vật không logic và không hợp lý đúng so với thực tế. Vì vậy mà kịch bản đã có sự thay đổi lớn khi để cho Sáu Tâm chết vì bị đồng bộ Ba Cẩn phản bội.

Sáu Tấm chết vì bị phản bội

Thời gian dựng phim lúc bấy giờ còn nhiều cảnh thiếu thốn về kinh phí do vậy đạo diễn đã không sử dụng Cascadeur. Để tạo dựng những thước phim chân thật nhất, đạo diễn đã cho các diễn viên thẳng tay đấm đánh nhau trong nhiều cảnh.

Những nhận xét chân thật của khán giả về Biệt động Sài Gòn

Bô phim Biệt động Sài Gòn đã ghi lại một thước phim chân thật nhất về những khó khăn gian khổ trong suốt quá trình chiến tranh. Sự gan dạ, hy sinh đóng góp trả giá của các nhân vật trong quá trình hoạt động trước và sau hòa bình đã để lại một ấn tượng khó quên trong lòng khán giả hâm mộ. Đây đúng là một bộ phim điện ảnh kinh điển đạt kỷ luật cao của Việt Nam. Các diễn viên diễn rất nhập tâm, giàu cảm xúc xuất sắc. Biệt động Sài Gòn xứng đáng trở thành một huyền thoại đề tài lịch sử nhất Việt Nam.

Dàn diễn viên Biệt động Sài Gòn tái hợp

Dưới đây là một số bình luận của khán giả sau khi xem bộ phim:

  • Một bộ phim tình báo kinh điển của điện ảnh Việt Nam, đã một thời người ta phải xếp hàng dài khắp cả một con phố để có thể mua được vé hoặc phải mua vé ngoài chợ đen. Trong những năm đất nước vô cùng khó khăn, nghèo nàn, lạc hậu ấy, điện ảnh Việt Nam vẫn cho ra đời được những tác phẩm để đời đáng kinh ngạc, cho ra đời những diễn viên mà tên tuổi của họ còn lại mãi với thời gian, là tủ sách giáo khoa cho các thế hệ diễn viên nghệ sĩ sau này. Cảm ơn tất cả những gì họ đã làm cho điện ảnh nước nhà!
  • Bộ phim rất hay và mang yếu tố lịch sử thiêng liêng, tôi xem đi xem lại còn không chán, tôi tuyên truyền cho thế hệ con cháu của mình xem phim này để ghi nhớ lịch sử, ghi nhớ chiến công của quân và dân ta, những khó khăn gian khổ,.... Thiết nghĩ, nhà trường nên đưa bộ phim này vào trường học để chiếu cho học sinh xem.”
  • Bộ phim rất hay rất nhiều ý nghĩa, từng nhân vật chính diện phản diện họ đều là những vai diễn xuất sắc.”

Kết luận

Trên đây là thông tin chi tiết về bộ phim điện ảnh kinh điển duy nhất của Việt Nam đề tài lịch sự - Biệt động Sài Gòn. Hy vọng mọi nội dung bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về bộ phim. Cảm ơn các bạn đã theo dõi, đừng quên truy cập thường xuyên vào kephimonline để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất nhé.

Cùng chuyên mục:

Review Everything Everywhere All at Once, bom tấn ẵm trọn 8 giải Oscar

Review Everything Everywhere All at Once, bom tấn ẵm trọn 8 giải Oscar

Review phim Everything Everywhere All at Once, hành trình du hành đa vũ trụ để…

Review phim Đấu La Đại Lục, Tiêu Chiến trở lại trong siêu phẩm tiên hiệp

Review phim Đấu La Đại Lục, Tiêu Chiến trở lại trong siêu phẩm tiên hiệp

Review phim Đấu La Đại Lục, quá trình tu luyện và trưởng thành của Đường…

Review phim The green mile - Dặm xanh, phản ánh hiện thực xã hội

Review phim The green mile - Dặm xanh, phản ánh hiện thực xã hội

Review phim The Green Mile - Dặm xanh, nội dung câu chuyện nói về sự…

Review Khách sạn vương giả, phim gây bão với dàn cast siêu đỉnh

Review Khách sạn vương giả, phim gây bão với dàn cast siêu đỉnh

Review phim Khách sạn vương giả, câu chuyện tình yêu lãng mạn của chàng Hoàng…

Review Moving - Đội thiếu niên siêu đẳng, phim bom tấn HOT Hàn Quốc

Review Moving - Đội thiếu niên siêu đẳng, phim bom tấn HOT Hàn Quốc

Moving (Đội thiếu niên siêu đẳng) hiện đang là phim Hàn nổi tiếng nhất, hãy…

Review Con Nhót Mót Chồng, tình cảm cha và con gái cực hay

Review Con Nhót Mót Chồng, tình cảm cha và con gái cực hay

Review Con Nhót Mót Chồng - một bộ phim cảm động về tình cảm cha…

Review Siêu lừa gặp siêu lầy, phim nội dung hài để lại ấn tượng tốt

Review Siêu lừa gặp siêu lầy, phim nội dung hài để lại ấn tượng tốt

Cùng chúng tôi tìm hiểu về giới thiệu, tóm tắt nội dung phim hài Siêu…

Cô đi mà lấy chồng tôi (Marry My Husband), hé lộ kết cục

Cô đi mà lấy chồng tôi (Marry My Husband), hé lộ kết cục

Webtoon chuyển thể Cô đi mà lấy chồng tôi (Marry My Husband) thông tin lịch…

Top
gem win