Trạng Quỳnh - Trạng Quỷnh, kho báu vô giá của truyện tranh Việt
Review Trạng Quỳnh - Trạng Quỷnh, bộ truyện tranh kinh điển của nền văn học Việt Nam kể về những giai thoại, điển tích đầy hấp dẫn của Trạng Quỳnh và Trạng Quỷnh.
Trạng Quỳnh - Trạng Quỷnh, bộ truyện tranh cực hot của Việt Nam với câu chuyện về cuộc đời của 2 giai thoại nổi tiếng Trạng Quỳnh và Trạng Quỷnh, những vị quan trạng thông minh, chính trực vì nước vì dân. Trong bài viết này, hãy cùng kephimonline tìm hiểu sâu hơn để biết tại sao bộ truyện này vẫn luôn giữ được sức nóng của nó dù qua bao năm tháng nhé.
Giới thiệu về Trạng Quỳnh - Trạng Quỷnh
Ảnh bìa đa dạng của truyện Trạng Quỳnh - Trạng Quỷnh
Bảng tóm tắt thông tin truyện:
Tên truyện |
Tác giả |
Năm phát hành |
Thể loại |
Nhân vật chính |
Số tập |
Tình trạng |
Trạng Quỳnh-Trạng Quỷnh |
Kim Khánh |
2003 |
Trào phúng, hài hước, giai thoại. |
Trạng Quỳnh, Trạng Quỷnh |
448 |
Đã hoàn thiện |
Trạng Quỳnh - Trạng Quỷnh là một bộ truyện tranh dài tập dành cho thiếu nhi của Việt Nam được thực hiện bởi tác giả Kim Khánh, tập đầu tiên có tên gọi là “Ngôi sao Xứ Thanh” được nhà xuất bản Đồng Nai phát hành vào năm 2003. Ban đầu, tác phẩm được đặt tên là trạng Quỳnh nhưng từ tập 25 trở đi, tác phẩm có tên là Trạng Quỷnh.
Tác phẩm này được xem là một trong những bộ truyện tranh nổi tiếng của Việt Nam đem lại nhiều tiếng cười và nhiều bài học quý giá cho các bạn thiếu nhi. Không những thế, bộ truyện còn được ghi danh vào sách kỷ lục Việt Nam với kỷ lục “ Bộ truyện tranh nhiều tập nhất”.
Tại sao Trạng Quỳnh - Trạng Quỷnh được đánh giá cao đến vậy?
Cùng xem thử lý do tại sao Trạng Quỷnh được đông đảo độc giả yêu thích đến vậy nha
Nội dung lôi cuốn, giàu tính lịch sử
Nội dung hấp dẫn của Trạng Quỷnh
Bộ truyện tranh Trạng Quỳnh - Trạng Quỷnh có nội dung vô cùng hấp dẫn cũng không kém phần hài hước khi miêu tả về cuộc đời của Quỳnh và Quỳnh và cách hai ông trừ gian giúp dân. Qua đó, ta có thể thấy, hình tượng của hai nhân vật chính như đại diện cho người dân nước Nam ta cần cù, hiếu học, thông minh, ghét sự áp bức và ưa chuộng hòa bình. Không những thế, qua bộ truyện, tác giả Kim Khánh như làm sống dậy một thời lịch sử đầy biến động của dân tộc một cách rất gần gũi, mộc mạc, đem lại sự gần gũi giúp cho các bạn nhỏ vừa đọc truyện để giải trí vừa tiếp thu được những sử thi của dân tộc.
Phong cách vẽ đen trắng ấn tượng
Lối vẽ độc đáo, mới lạ cùng phong cách đen trắng
Khác với các bộ truyện tranh bây giờ, truyện Trạng Quỳnh - trạng Quỷnh chỉ dùng hai màu đen và trắng để miêu tả từng nhân vật và bối cảnh. Với những nét vẽ đơn giản, không cầu kỳ, pha chút ngộ nghĩnh, châm biếm để làm nổi bật lên từng đặc điểm của nhân vật trong truyện. Và đặc biệt những hình ảnh quen thuộc với con người Việt Nam xưa như nhà tranh đơn sơ, hàng cau, đồng ruộng, con trâu đi cày,...tất cả đều hiện lên vô cùng chân thực và mộc mạc hơn bao giờ hết.
Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ văn học dân gian
Những màn đối thơ đầy trào phúng
Khi đọc truyện tranh Trạng Quỳnh - trạng Quỷnh, ta có thể thấy tác giả sử dụng rất các câu ca dao, tục ngữ, những màn đối đáp giàu tính thơ trong truyện. Không những có nội dung vô cùng ý nghĩa mà tác giả Kim Khánh đã vô cùng khéo léo khi kết hợp thêm nhiều từ ngữ tượng hình và biện pháp nói quá, trào phúng để làm nổi bật lên sự thông minh của nhân vật Quỳnh và hiện thực xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
Đem lại nhiều tiếng cười hài hước
Những tình huống hài hước trong truyện.
Đọc truyên Trạng Quỷnh, độc giả sẽ có những phút giây thư giãn tuyệt vời và đôi lúc là bật cười thành tiếng hay “vỗ đùi đen đét” trước những tình huống hài hước trong truyện. Những tình huống này được xuất hiện vô cùng tự nhiên và chân thật, không hề gượng ép hay “bỗ bã, dung tục”, nên đem đến cho người đọc một cảm giác vô cùng sảng khoái. Đây cũng chính là điểm thu hút của bộ truyện này.
Tóm tắt nội dung truyện Trạng Quỳnh - Trạng Quỷnh
Cuộc đời oanh liệt của trạng Quỳnh
Trạng Quỳnh - Trạng Quỷnh lấy bối cảnh lịch sử ở thời vua Lê chúa Trịnh, trong lúc hai Đàng Trịnh - Nguyễn phân tranh. Lúc bấy giờ là năm Bảo Thái, Đàng Ngoài đang chịu cai trị dưới thời của vua Lê Dụ Tông và Nhiếp chính Định Nam Vương Trịnh Căn và Đằng Trong là Đức Tộ Quốc Công Minh Vương Nguyễn Phúc Chu.
Ban đầu, truyện kể về cuộc đời của Quỳnh - một cậu bé thông minh nhưng lại vô cùng nghịch ngợm và có tính cách trào phúng. Trong truyện, Quỳnh được miêu tả là một cậu bé thông minh từ trong bụng mẹ. Trước khi cậu được sinh ra, có một hôm mẹ của Quỳnh đi ra bờ sông giặt quần áo, thì bà có thấy một con vịt bầu rất xinh đẹp, bà say sưa ngắm con vịt rồi chợt bà xuất khẩu thành thơ “ Lênh đênh bầu trời mặt nước” ngay lập tức có tiếng đối lại trọng bụng của con vịt “ lẳng lơ quả mít trên cành”, bà lấy làm ngạc nhiên và coi đó là một điềm lành với hy vọng mình sẽ sinh ra một cậu con trai kháu khỉnh, thông minh hơn người.
Quả thật như vậy, không lâu sau, bà đã sinh ra được một bé trai trông rất thông minh, lanh lợi, bà đã đặt tên cho cậu là Quỳnh.
Hành trình cứu người, diệt bạo của cậu bé Quỷnh
Không phụ sự mong mỏi của mẹ, từ nhỏ Quỳnh đã rất thông minh, học đâu hiểu đấy. Cậu có ước mơ sau này sẽ thi đỗ Trạng Nguyên. Nhưng mặt khác, cậu lại rất tinh nghịch thường bày trò quậy phá và thích chơi khăm mọi người, tuy nhiên khi gặp chuyện thì cậu lại đối đáp rất trôi chảy và khiến cho ai nấy đều muôn phần nể phục. Với trí thông minh thiên bẩm, Quỳnh dễ dàng thi đậu cả 3 kỳ thì quan trọng thời bấy giờ, tuy nhiên cậu chỉ làm chức Hương Cống vì không muốn phải dính sâu vào chuyện triều chính.
Một ngày nọ, trên đường đi mua rượu ở làng bên, Quỳnh đã gặp một cậu bé tội nghiệp đang bị bà chủ nhà đuổi đánh vì quậy phá. Thương cảm cho hoàn cảnh của cậu nhóc, Quỳnh đã quyết định nhận nuôi cậu và đặt tên cho cậu bé là Quỷnh tai to, từ đó cậu nhóc đã trở thành thư đồng cho Quỳnh. Dưới sự dạy bảo của Quỳnh, Quỷnh ngày càng trở nên thông minh lanh lợi.
Quỳnh bị chúa Trịnh cho ăn những phần thịt có độc
Đúng như các cụ thường bảo “Giàu bị ghét, nghèo bị khinh, thông minh bị tiêu diệt”. Sự tài trí của Quỳnh vô tình đã trở thành cái gai trong mắt của Chúa Định Nam Vương. Một hôm, Quỳnh được mời đi dự yến tiệc do Định Nam Vương tổ chức, trong buổi tiệc đó, Chúa đã hãm hại Quỳnh bằng cách cho cậu ăn thịt tẩm độc. Mặc dù biết âm mưu của Chúa nhưng không thể làm khác nên Quỳnh vẫn bình tĩnh ăn hết chỗ thịt có độc, sau khi về tới nhà cậu bình tĩnh dặn gia nô rằng sau khi mình qua đời, hãy giả vờ như cậu không sao, mọi người vẫn sinh hoạt bình thường và đặt Quỳnh lên võng đặt cuốn sách bên cạnh vờ như cậu đang đọc sách rồi sau đó cậu đã trút hơi thở cuối cùng.
Lúc bấy giờ Chúa Trịnh sai người đi dò la tin tức, nhưng kết quả nhận được hung tin là Quỳnh chưa chết, ông không tin vào tai mình rồi tự nếm những món ăn có tẩm độc kia, ngay lập tức Chúa cũng lăn đùng ra chết. Ngay sau khi có thông báo về sự ra đi của Chúa thì gia đình của Quỳnh cũng bắt đầu phát tang, thông báo thiên hạ, và đây cũng là bắt nguồn cho câu nói “Trạng chết, Chúa cũng băng hà”.
Còn về phần của Quỷnh, sau khi trạng Quỳnh ra đi, cậu vô cùng đau buồn nhưng để không phụ sự kỳ vọng của sư phụ mình, cậu quyết tâm trở thành một người tốt, ra sức giúp dân trừ gian diệt bạo.
Các nhân vật trong truyện Trạng Quỳnh - Trạng Quỷnh
Bộ truyện thành công như vậy thì không thể không nhắc đến dàn nhân vật trong truyện. Chính tính cách và đặc trưng riêng của họ đã tạo thêm điểm nhấn cho bộ truyện, làm bộ truyện thêm hấp dẫn và lôi cuốn. Hãy cùng kephimonline tìm hiểu về họ ngay nhé
Trạng Quỳnh - Nhân vật chính 1
Chân dung của Trạng Quỳnh lúc nhỏ và lúc lớn
Trạng Quỳnh là nhân vật chính của bộ truyện từ tập 1 đến tập 25, hình tượng của cậu được lấy cảm hứng từ một nhân vật có thật trong lịch sử thời Lê, tên là Nguyễn Quỳnh và ở ngoài đời, ông Quỳnh cũng đỗ đến bậc Cống sĩ và được gọi là Cống Quỳnh giống như trong truyện.
Trong bộ truyện này, Quỳnh được mô tả là một cậu bé thông minh, lanh lợi nhưng cũng rất nghịch ngợm và thích bày trò chơi khăm người khác. Tuy nhiên, sau này lớn lên, cậu lại là một vị quan liêm khiết, yêu nước, thương dân, chuyên đi châm chọc và trào lộng các thói xấu của quan lại thời bấy giờ nên cậu đã gây thù rất nhiều người và trong số đó có chúa Trịnh - người dẫn đến cái chết của trạng Quỳnh.
Trạng Quỷnh - Nhân vật chính 2
Chân dung trạng Quỷnh
Sau cái chết của Trạng Quỳnh, Quỷnh trở thành nhân vật chính của bộ truyện từ tập 25 trở đi. Quỷnh vốn là một cậu bé mồ côi sống ở làng Hương, ngay từ nhỏ cậu đã rất nghịch ngợm, chuyên đi phá làng phá xóm nên thường bị người dân đuổi đánh quanh làng. Cậu có vẻ ngoài kháu khỉnh, mũm mĩm, đầu có ba chỏm và cậu có đôi tai khá to nên được Quỳnh đặt tên là Quỷnh “tai to”.
Sau khi được Quỳnh nhận làm đồ đệ, Quỷnh bộc lộ tài năng hơn người, rất thông minh, tiếp thu nhanh, dạy đến đâu biết đến đó nhưng cậu cũng rất nghịch ngợm giống y hệt thầy của mình lúc nhỏ. Sau cái chết của Quỳnh, Quỷnh rất đau buồn và quyết tâm giúp người trừ bạo, bảo vệ dân lành như trước kia mà người thầy đáng kính của mình đã làm.
Con Mắm - Con nuôi của Quỳnh
Chân dung nàng Mắm lém lỉnh
Mắm là một cô bé đáng yêu và rất lanh lợi, cô cũng là một đứa trẻ mồ côi chuyên đi chăn vịt thuê cho ông lý trương. Trong một lần, Quỳnh và Quỷnh đi cúng thành hoàng đã gặp được Mắm và Mắm được Quỳnh nhận nuôi và chung sống cùng gia đình. Mắm là một cô gái có tính cách hiền lành, nhỏ nhẹ nhưng cũng rất lém lỉnh, lẻo mép vì vậy mà không ai bắt nạt được cô. Mắm và Quỷnh thường đành hanh, trêu chọc lẫn nhau và cậu thường gọi cô với những biệt danh bá đạo như: Hũ Mắm, Lu Mắm, Mắm ruốc,.....
Mợ Quỳnh (vợ của trạng Quỳnh)
Chân dung mợ Quỳnh
Bà là vợ của Quỳnh đồng thời là mẹ nuôi của Quỷnh và Mắm. Bà không có tên cụ thể mà thường được mọi người gọi thân thương là mợ Quỳnh. Bà là người phụ nữ xinh đẹp, hiền lành, tháo vát, đảm đang, rất yêu chồng, chăm lo cho chồng và các con rất cẩn thận và chu đáo. Mặc dù, Quỷnh và Mắm không phải là con ruột của mình nhưng bà vẫn rất yêu thương, săn sóc và dạy bảo như chính con ruột của mình. Sau khi Trạng Quỳnh mất bà đã chuyển vào Đàng trong sinh sống cùng với Quỷnh và Mắm. Ở đây, bà đã mở một quán bún nem để kiếm sống và cùng Quỷnh, Mắm giúp đỡ dân lành, trừ gian diệt ác.
Các nhân vật phụ khác
Ngoài các nhân vật ở trên thì bộ truyện còn có sự xuất hiện của các nhân vật phụ khác như:
- Chú Lu: là người thân với Quỷnh, tính tình có phần ngây thơ, chân thật nhưng bản tính lại rất tốt bunhg.
- Quan thái y Luyến: là một thầy thuốc giỏi có tiếng, sau này trở thành thái y trong triều.
- Vua Lê Dụ Tông: Một vị vua bù nhìn, nhu nhược, yếu thế bị Chúa Trịnh nắm hết quyền hành.
- Chúa Trịnh: Một kẻ độc ác, thích nghe những lời nịnh hót, luôn tức tối với sự thông minh hơn người của Quỳnh và tìm cách hãm hại cậu.
Đọc truyện trạng Quỳnh - trạng Quỷnh ở đâu?
Bộ truyện hiện nay đã xuất bản thành sách và được bày bán ở các hiệu sách trên toàn quốc và các trang thương mại điện tử lớn như Tiki, Lazada,... Nhưng nếu bạn muốn đọc bộ truyện online thì kể phim online sẽ gợi ý cho các bạn một số trang web như: truyendoc, alottruyentranh, trantuliem,...
Phải công nhận rằng, truyện Trạng Quỷnh là một trong những bộ truyện tranh hay nhất của Việt Nam, không những giúp chúng ta giải trí bằng những câu chuyện hài hước mà còn giúp ta học và hiểu thêm về lịch sử dân tộc nước nhà. Còn chần chờ gì nữa mà không tìm và đọc bộ truyện ngay thôi. Hy vọng bài viết của kephimonline.com sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn.!!!